Mục lục [Ẩn]
4 kinh nghiệm nâng trình học tiếng Đức cực nhanh
Học tiếng Đức có khó như người ta vẫn hay nói? Có lẽ nhiều bạn khi bắt đầu vẫn luôn trăn trở câu hỏi này. Nhưng làm cái gì cũng vậy, trước tiên là phải yêu thích nó, có mục tiêu, động lực, kế hoạch và làm đúng cách sẽ có một kết quả như mong muốn, không còn quá khó khăn, mà lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cả tiền bạc. Bên cạnh những giáo viên có khả năng, kinh nghiệm và có môi trường giao tiếp thì phương pháp học tốt cũng là yếu tố then chốt. Tìm hiểu một số kinh nghiệm từ những người đi trước, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn nhiều.
Học tiếng Đức – Không dùng từ điển Đức – Việt
Đây là kinh nghiệm đầu tiên. Có thể hơi kì lạ vì không dùng làm sao có thể biết nghĩa và học từ vựng. Nhưng chúng ta phải hạn chế tối đa việc dùng từ điển Đức –Việ nhé các bạn. Ở các lớp bắt đầu A1, A2 nếu khó khăn thì bạn có thể dùng nó nhưng bắt đầu lớp B1 trở đi bạn nên mua cuốn từ điển Đức – Đức để dùng vì trong đó có giải thích một từ có rất nhiều nghĩa và cách dùng khác nhau có cả ví dụ minh họa. Cái nào khó hiểu có cả hình minh họa. Còn trong từ điển Đức – Việt thường không có ví dụ minh họa và chỉ giải thích một vài nghĩa rất hạn chế.
Danh từ thì thường có 1 vài nghĩa nhưng động từ thì có vài chục nghĩa. Từ điển Đức – Việt chỉ giải thích vài nghĩa chung chung. Dùng nhiều sẽ quen nhiều và tập làm quen với nó để khi đi thi phần viết, sẽ có nhiều trường cho dùng từ điển Đức – Đức. Như vậy sẽ giúp bạn rất nhiều.
Và quan trọng hơn là dùng từ điển quá nhiều, sẽ làm bạn mất sự nhạy bén nghe hiểu, khả năng đoán nghĩa và hiểu ngữ cảnh. Lâu dần bạn sẽ bị lạm dụng và mất sự chủ động khi giao tiếp.
Học từ mới bằng cách đặt câu
Đừng chỉ ghi từ mới và nghĩa của chúng lên giấy note. Mặc dù đây là cách thường được dùng và nhanh nhất. Hãy là theo cách sau:
Mặt trước tờ giấy bạn viết từ đó ra, mặt sau viết nghĩa của từ. Nếu là danh từ thì viết giống đực hay giống cái vào, hình thức số nhiều như thế nào, hình thức sở hữu…. và từ đồng nghĩa và trái nghĩa của nó. Nếu là động từ thì cách chia như thế nào, giới từ đi kèm nếu có, có gì đặc biệt cũng nên ghi ra như đồng nghĩa, trái nghĩa. Mỗi từ mới tự làm ít nhất khoảng 5, 6 ví dụ khác nhau. Càng nhiều càng tốt.
Hằng ngày học chừng 10 – 20 cái như vậy tùy vào mỗi người. Không nên quá ôm đồm học 1 lần mà phải lặp đi lặp lại đều đặn. Mang sấp Note đã viết rồi ra, lấy từng cái một ra xem lại, chú ý là chỉ xem mặt viết từ mới thôi không xem mặt sau nghĩa của từ. Rồi mình nhẩm lại và đọc vài câu ví dụ về từ đó lại xem còn nhớ không. Nếu mà đúng hết rồi thì bạn để qua một bên để ngày khác bạn ôn học.
Cố gắng luyện nghe sớm và nhiều nhất có thể
Đây là phần mà người Á Châu nói chung mà người Việt nói riêng là rất sợ. Đừng để biết nhiều tiếng Đức rồi mới quay sang nghe. Quan trọng nhất của phần nghe phải chú ý đến nội dung tổng quát. Sau đó mình tóm tắt lại nội dung của bài nghe. Viết nó ra tờ giấy. Sau đó nghe lại mới chú trọng từng câu từng chữ chi tiết.
Nhiều từ mình không nghe rõ hoặc không biết thì mở ra nghe đi nghe lại và lặp lại càng nhiều càng tốt. Có thể lúc ban đầu, bạn sẽ không hiểu do quá nhiều từ mới nhưng quan trọng là bạn lặp lại được những gì họ nói, nếu có lặp lại được thì mình mới viết ra giấy từ đó được. Cuối cùng nhiều từ mới quá chưa hiểu bạn mới đi tra từ điển. Nhưng không nghe được họ đọc chữ gì thì không đi tra từ điển được.
Trong nhiều trang web học tiếng Đức họ chia ra bài nghe từ đơn giản, bài nghe ngắn, rồi mới tăng dần lên. Bạn nên download mấy bài nghe có Text đính kèm. Nghe một hồi nhiều chữ cố gắng lắm mà cũng không nghe ra thì mình mới mở Text ra xem. Sau khi nghe xong, bạn nên lấy phần text đã có sẵn, mở ghi âm trong điện thoại ra và tự mình đọc lại chậm rãi. Vì mình tự đọc tự nghe thì não tiếp thu cũng nhanh hơn là chỉ đọc thầm trong miệng. Nếu có thể, đứng trước gương và nói lại câu mình nghe, luyện sự tự tin và khẩu hình lúc nói.
Dùng từ tiếng Đức sang tiếng Việt để học tiếng Đức
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng học ngữ pháp tốt là giỏi ngoại ngữ, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Học ngoại ngữ trước hết phải luyện phản xạ.
Nếu khi sử dụng ngoại ngữ mà cứ cố tình dịch ra tiếng Việt xem nó nghĩa gì rồi lại quay sang đặt câu thì bạn đã hoàn toàn làm sai quy cách. Làm như vậy phản xạ của bạn rất chậm và nhiều khi không chính xác. Cái đầu mình thường chỉ tập trung tốt một việc thôi, nếu đang nói chuyện với ai đó, trong đầu nghĩ tiếng Việt, rồi dịch ra rồi lại ráp lại sẽ mất rất nhiều thời gian mà còn không có tính logic. Vì chắc chắn rằng, không phải lúc nào bạn cũng dịch lại được một câu chính xác. Học tiếng Đức hay ngoại ngữ nào cũng vậy, học cách ứng xử tình huống là điều tiên quyết. Để ý xem những hoàn cảnh đó thường họ nói gì và nói như thế nào và sử dụng theo điều đó.
Cố gắng tự giải thích nghĩa của từ bằng tiếng Đức, ban đầu vốn từ ít thì có thể dùng những từ dễ để giải thích mặc dù làm cho cái câu nhiều khi lòng vòng, dài nhưng được cái là làm như vậy thì không những vốn từ vựng tăng lên rất nhanh mà cách dùng từ cũng chính xác và nhớ từ cũng lâu nữa. Từ từ, trình độ tiếng Đức của bạn sẽ nâng cao một cách bất ngờ.
Chúc bạn học tập và có trình độ tiếng Đức ngày một cao nha.
Học tiếng Đức – Cùng đi Đức.