Mục lục [Ẩn]
Du học Hàn Quốc ngành truyền thông
Kỷ nguyên 4.0 là sự phát triển của công nghệ thông tin kèm theo đó là sự đa dạng hóa và hiện đại hóa các phương tiện truyền thông như báo điện tử, mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin, … Cơ hội việc làm của ngành cao với mức lương hấp dẫn thu hút nhiều sinh viên theo học. Nếu bạn đang quan tâm tới cơ hội du học Hàn Quốc ngành Truyền thông đa phương tiện thì hãy cùng Dynamic tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Du học Hàn Quốc ngành truyền thông
Tổng quan về ngành
Ngành Truyền thông là ngành học nghiên cứu, phân tích nội dung, lịch sử và tác động của các phương tiện truyền thông khác nhau (đặc biệt là truyền thông đại chúng) đối với xã hội. Ngành truyền thông có thể chia thành 2 loại:
-
Phương tiện truyền thông hiện đại: phim, trò chơi điện tử, mạng xã hội, smartphone, digital ads (quảng cáo số), v.v.
-
Phương tiện truyền thống hoặc kế thừa: truyền hình, đài phát thanh, phương tiện in ấn như báo chí, ấn phẩm, v.v.
Có 4 khái niệm chính trong Nghiên cứu Truyền thông:
-
Ngôn ngữ phương tiện - các cách khác nhau để gửi đi thông điệp qua văn bản, hình ảnh, âm thanh, v.v.
-
Trình bày - cách các tổ chức truyền thông khác nhau diễn giải và mô tả một sự kiện hoặc tình huống
-
Khán giả - hiểu ai sử dụng phương tiện, lý do và cách tạo nội dung thu hút khán giả mục tiêu
-
Tổ chức - các tổ chức tạo ra phương tiện truyền thông và cách tài trợ và hệ tư tưởng của họ tác động đến sản phẩm của họ ra sao
Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp cho ngành học này rất rộng mở trong cuộc sống hiện đại. Sinh viên sau khi kết thúc chương trình du học Hàn Quốc ngành Truyền thông có thể tìm thấy cơ hội việc làm trong lĩnh vực Marketing, Phát thanh - Truyền hình - Báo chí, Nhiếp ảnh và các lĩnh vực khác. Cơ hội nghề nghiệp là cực lớn, và dưới đây là danh sách gợi ý một số nghề nghiệp trong ngành Truyền thông phổ biến trong những năm nay và trong tương lai gần:
Việc làm trong ngành Marketing
Marketing là bộ phận có gần như hầu hết các doanh nghiệp và dự án, bởi vậy các vị trí công việc cho ngành marketing rất nhiều cùng với mức lương khá hấp dẫn:
-
Digital Marketing Specialist - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 10 triệu - 50 triệu. Rất nhiều công ty hiện đang tuyển dụng những nhân sự cho vị trí này. Nhiệm vụ chủ yếu của một Digital Marketing Specialist là giúp các doanh nghiệp phát triển thông qua nhận thức về thương hiệu và quảng bá sản phẩm và dịch vụ.
-
Media Planner - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 15 triệu - 25 triệu. Phân tích dữ liệu và tiến hành nghiên cứu để tạo ra các kế hoạch và chiến lược hành động cho các chiến dịch quảng cáo.
-
Chuyên viên Quan hệ Công chúng (chuyên viên PR) - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 12 triệu - 30 triệu. Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức), qua đó xây dựng hình ảnh thương hiệu.
-
Social Media Manager - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 15 triệu - 50 triệu. Social Media Manager là người quản lý các hoạt động marketing và quảng cáo của công ty trên các mạng xã hội thông qua lập kế hoạch và đề xuất chiến lược về nội dung và hình ảnh.
-
Web Content Manager - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 10 triệu - 30 triệu. Web Content Manager là người chịu trách nhiệm về mặt nội dung trên website của một dự án như bài viết, hình ảnh, video, bài đánh giá, … sao cho website có cấu trúc rõ ràng và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cũng như nhu cầu của người dùng.
-
Video Editor - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 15 triệu - 30 triệu. Công việc chính của Video Editor là lên ý tưởng cho các video, TVC… của cho các kênh truyền thông như Facebook, Tiktok, YouTube, website ... của một dự án, sao cho nội dung các video thu hút khách hàng tiềm năng của dự án đó.
Sau khi hoàn thành việc học ngành truyền thông ở Hàn Quốc, sinh viên có thể làm trong ngành marketing
Việc làm trong ngành báo chí, truyền hình
-
Phóng viên tạp chí - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 10 triệu - 20 triệu. Công việc chính của phóng viên là tới hiện trường lấy tin tức, viết bài và biên tập hình ảnh.
-
Biên tập viên báo chí tạp chí, báo giấy hoặc báo điện tử - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 10 triệu - 20 triệu. Công việc chủ yếu là viết bài và biên tập hình ảnh, đọc và dịch các bài báo nguồn các trang báo nước ngoài.
-
Phát thanh viên/ MC tại đài truyền hình - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 15 triệu - 30 triệu. Nhiệm vụ chính của phát thanh viên là nghiên cứu lên kịch bản cho các chương trình hoặc có thể kiêm luôn dẫn chương trình.
-
Photographer - Mức lương trung bình tại Việt Nam: 10 triệu - 30 triệu. Công việc của Photographer là thực hiện chụp ảnh, quay, dựng, xử lý hình ảnh và video cho các dự án hoặc sản phẩm.
Trở thành Photographer là lựa chọn của một số bạn du học ngành báo chí truyền thông Hàn Quốc
Các Đại học Hàn Quốc tuyển sinh ngành truyền thông
1. Đại học Kyung Hee
Học phí: ~ 80 triệu đồng/ năm học
Trường Kyung Hee là một trong những trường đại học hàng đầu Hàn Quốc. Trường có Khoa Báo chí và Truyền thông, chuyên đào tạo sinh viên trở thành nhà báo chuyên nghiệp, nhà sản xuất và nhà nghiên cứu trong các ngành truyền thông / văn hóa, quảng cáo, tư vấn chính trị, … . Mỗi giảng viên của khoa chuyên về các lĩnh vực khác nhau bao gồm truyền thông chính trị, báo chí in và phát sóng, quảng cáo và quan hệ công chúng, nghiên cứu và sản xuất hình ảnh, …
2. Đại học Keimyung
Học phí: ~ 58 triệu/ năm
Đại học Keimyung là một trong những ngôi trường rất đẹp tại Hàn Quốc, đã từng xuất hiện trong nhiều bộ phim đình đám của xứ kim chi. Khoa Quảng cáo và ngôn luận.
Khoa Báo chí và Truyền thông đại chúng của Keimyung thành lập năm 1981. Ưu điểm khi học tại trường là sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về lý thuyết truyền thông đồng thời tăng cường khả năng thực hành.
3. Đại học Quốc gia Seoul
Học phí: ~ 100 triệu/ năm
Đại học Quốc gia Seoul nằm trong top 3 đại học danh giá nhất tại Hàn Quốc. Điều kiện tuyển sinh của trường rất cao. Khoa Nghiên cứu Truyền thông từ Đại học Quốc gia Seoul cung cấp các kiến thức về sự giao tiếp giữa các cá nhân hoặc nhóm và giúp sinh viên khám phá quá trình sản xuất, phân phối, phổ biến thông tin và nội dung thông qua nhiều phương tiện.
4. Đại học Chung-Ang
Học phí: ~ 139 triệu đồng/ năm học
Khoa Truyền thông Đại chúng tại Đại học Chung-Ang bao gồm 6 bộ môn, đó là: Quản lý Truyền thông & Báo chí, Truyền thông & Phương tiện mới, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Xuất bản & truyền thông, Kế hoạch nội dung thế hệ mới. Chương trình đào tạo luôn cập nhật và đổi mới theo môi trường truyền thông đang thay đổi nhanh chóng trong xã hội hiện tại.
5. Học viện Truyền thông và Nghệ thuật Dong-ah (DIMA)
Học phí: 77 triệu đồng/ năm
DIMA là học viện duy nhất tại Hàn Quốc chuyên về truyền thông và nghệ thuật. Năm 2013, DIMA được Bộ Giáo dục chỉ định là Trường Cao đẳng Đẳng cấp Thế giới. DIMA hiện là trường tốt nhất của Hàn Quốc chuyên về truyền thông và nghệ thuật.
Có được vị thế này là nhờ DIMA luôn nỗ lực theo kịp với môi trường phát thanh truyền hình đang thay đổi nhanh chóng và làn sóng thay đổi quan niệm về nghệ thuật.
Chương trình học tập tại Học viện Dong-ah nghiêng nhiều về thực hành, giúp sinh viên có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi nhiều hơn. Cụ thể, chương trình học thiết kế giúp sinh viên tập trung vào cách tiếp cận thực tế hơn, liên quan chặt chẽ hơn đến công việc thực tế sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, với tấm bằng giá trị từ Học viện Truyền thông và Nghệ thuật Dong-ah, bạn sẽ có cơ hội được tuyển dụng với mức lương rất cao.
DIMA có những khoa như: Nghệ thuật, Truyền thông, Thiết kế, Báo chí, Công nghệ đa phương tiện.
6. Đại học Yonsei
Học phí: ~ 72 triệu đồng/ năm
Khoa Truyền thông tại Đại học Yonsei được thành lập với tiền thân là Khoa Báo chí và Phát thanh năm 1972, với mục đích tập trung vào việc nghiên cứu các hiện tượng truyền thông và báo chí. Các lĩnh vực trọng tâm của khoa gồm có 9 đầu mục: Truyền thông và Nhân văn, Truyền thông và Xã hội / Văn hóa, Truyền thông và Phương tiện Trực quan, Báo chí và Truyền thông Kỹ thuật số, Công nghệ và hệ thống truyền thông, Dữ liệu cộng đồng, Truyền thông chiến lược, Truyền thông Digital Marketing, Digital Storytelling.
Chương trình giảng dạy của Khoa Truyền thông tại Yonsei cho phép sinh viên lĩnh hội các kiến thức thông qua các bài giảng và các hoạt các hoạt động tự quản do chính các sinh viên hướng dẫn. Các hoạt động hiện đang được sinh viên lãnh đạo bao gồm Phòng Truyền thông Hội đồng Sinh viên, Ban nhạc, Câu lạc bộ Quảng cáo, Câu lạc bộ Bóng đá, Sản xuất Video, Sản xuất Phim, Câu lạc bộ Bóng rổ, Hội Báo chí, Câu lạc bộ Âm nhạc và Câu lạc bộ Khiêu vũ.
Sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học Yonsei có cơ hội được tuyển dụng cao hơn sau khi tốt nghiệp.
7. Sung Kyun Kwan University
Học phí: ~ 84 triệu đồng/ năm học
Đại học Keimyung có tuổi đời đến 600 năm. Khoa Báo chí và Truyền thông đại chúng của trường (thành lập năm 1967) cung cấp nhiều bộ môn đa dạng liên quan đến truyền thông. Các chương trình học tập của trường đều hướng tới giúp sinh viên có cơ hội thực hành để tìm hiểu một cách có hệ thống về truyền thông.
Khoa Báo chí và Truyền thông đại chúng tại Sung Kyun Kwan cung cấp khoảng 40 khóa học đại học và 50 khóa học sau đại học bao gồm Truyền thông, Báo chí, Truyền thông, Quảng cáo, Quan hệ Công chúng (PR) và Nghiên cứu Văn hóa. Các khóa học trang bị cho sinh viên trở thành nhà báo, chuyên viên phát thanh truyền hình hoặc các chuyên gia liên quan đến truyền thông khác.
8. Đại học Hanyang Cyber
Khóa học Quảng cáo & Truyền thông tại Đại học Hanyang Cyber được mở ra với mục tiêu đào tạo các chuyên gia truyền thông và quảng cáo. Khóa học trang bị các kỹ năng lý thuyết và thực hành, lý tưởng cho nền kinh tế dựa trên tri thức của thế kỷ 21.
Khóa học Quảng cáo & Truyền thông cung cấp cho sinh viên lý thuyết liên quan bao gồm truyền thông, marketing, quảng cáo, báo chí, tâm lý học và thiết kế. Đồng thời các sinh viên cũng được học các kiến thức chuyên môn về lập kế hoạch chiến dịch quảng cáo, kế hoạch khuyến mãi, tổ chức sự kiện, truyền thông quảng cáo và nghiên cứu quảng cáo và trong lĩnh vực truyền thông.
9. Đại học Kyonggi
Học phí: ~ 69 triệu đồng/ năm học
Đại học Kyonggi được xếp hạng là một trong những trường tốt nhất của Hàn Quốc với cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại. Trường từ lâu đã thiết lập môi trường học tập quốc tế nhằm thu hút nhiều sinh viên nước ngoài tham gia học tập.
Chủ trương giảng dạy chung của các chuyên ngành học tại Đại học Kyonggi là giúp sinh viên xây dựng kiến thức nền tảng chuyên ngành, và những kỹ năng chuyên môn cần thiết giúp sinh viên nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
10. Đại học Myongji
Học phí: ~ 94 triệu đồng/ năm học
Đại học Myongji là trường tư thục chất lượng tại Hàn Quốc - là nơi nhiều idol Hàn Quốc từng học tập tại đó. Khoa Truyền thông số Đại học Myongji thành lập tháng 3 năm 2005 với mục tiêu đào tạo các chuyên gia truyền thông. Chương trình đào tạo tại đây trang bị lý thuyết và năng lực thực hành cho sinh viên thông qua việc giảng dạy kiến thức và công nghệ liên ngành được xây dựng dựa trên xu hướng truyền thông mới nhất.
Trên đây là những thông tin cần thiết về Du học Hàn Quốc ngành truyền thông và danh sách các trường đào tạo ngành Truyền thông tốt nhất tại Hàn Quốc. Du học Dynamic hy vọng bạn sẽ lựa chọn được ngôi trường phù hợp với khả năng và tài chính của mình nhé!