Mục lục [Ẩn]
Mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Nhật
Tham gia kỳ thi và đạt chứng chỉ N2 là điều kiện tiên quyết để đi du học Nhật Bản. Đề thi N2 gồm 2 phần: Từ vựng – Ngữ pháp – Đọc hiểu và Nghe. Trong đó phần Đọc hiểu là phần mà nhiều chắc hẳn nhiều bạn bị yếu nhất. Vì vậy, trong bài viết này Dynamic sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết làm bài đọc hiểu tiếng Nhật giúp bạn dễ dàng chinh phục chứng chỉ N2 tiếng Nhật nha.
Đọc hiểu là một trong những kỹ năng quan trọng khi học ngoại ngữ. Đặc biệt đối với tiếng Nhật, đọc hiểu càng khó hơn khi ngữ pháp phức tạp, và chữ Hiragana, Katakana kết hợp với Kanji, gây khó khăn cho người học. Vì vậy trong các bài thi tiếng Nhật, các thí sinh hay bị mất nhiều điểm trong những bài về đọc hiểu.
Để có thể làm tốt phần bài tập này, dưới đây là 10 phương pháp làm bài đọc hiểu tiếng Nhật giúp bạn có thể đạt điểm tối đa.
Đạt điểm tối đa phần đọc hiểu dễ dàng với 10 phương pháp làm bài đọc hiểu tiếng Nhật
Tìm hiểu kỹ các dữ liệu “chìa khóa” của bài viết trước khi đọc: Tiêu đề, từ vựng có phần chú thích bên dưới đoạn văn, … để tìm ra chủ đề đoạn văn giúp bạn lý giải tốt hơn bài văn đó.
Đây là điều bạn cần làm trước tiên đối với một bài dạng đọc hiểu: hiểu chủ đề của đoạn văn. Vì vậy, trước khi đi vào đọc toàn bài, bạn hãy check trước những dữ liệu “chìa khóa” của bài đọc để có thể tìm ra được chủ đề của bài. Sau đó bạn hãy tìm hiểu phần câu hỏi của phần bài đọc.
Từ có tần suất lặp lại nhiều lần trong bài chính là từ khóa.
Nếu trong bài đọc có từ xuất hiện nhiều lần thì đó chính là từ tác giả muốn bàn bạc, “mổ xẻ” với người đọc. Chính vì thế, bạn nên chú ý tới những câu văn có chứa từ khóa. Rất có thể những đoạn văn này giải thích về từ khóa đó hay chính là giải thích suy nghĩ, quan điểm của tác giả.
Những câu hỏi liên quan đến nội dung hoặc lý do của phần được gạch dưới, phần câu trả lời sẽ được gợi ý ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới.
Hầu hết trong các câu hỏi về phần gạch dưới của bài đọc, thông tin gợi ý cho câu trả lời thường sẽ nằm ở nội dung ngay trước hoặc sau phần gạch dưới. Chỉ những dạng bài tập đánh đố hơn chút thì bạn sẽ cần đọc toàn ý của đoạn để biết được câu trả lời. Vì vậy, hãy luôn đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới để tìm câu trả lời nhé.
Chú ý các câu hỏi tu từ dạng như “Chẳng phải là…hay sao?”
Điều thú vị là văn viết luôn có nhiều cách diễn đạt thể hiển ý kiến. Đối với câu hỏi tu từ “Chẳng phải là … hay sao?” là cách diễn đạt đưa ra ý kiến một cách chừng mực, chúng ta có thể hiểu câu này nghĩa là “Tôi nghĩ là …” hoặc “Tôi cho là …”
Chúng ta cùng tìm hiểu trong ví dụ nhỏ sau đây:
“Cô ấy được nhiều chàng trai theo đuổi. Chẳng phải là cô ấy rất xinh đẹp hay sao?”
→ “Tôi cho là cô ấy rất xinh đẹp.”
Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm, suy nghĩ thực sự của tác giả. Phần câu hỏi trong đề thi cũng rất hay chạm tới phần câu hỏi dạng tu từ như vậy để kiểm tra xem thí sinh hiểu bài đọc đến đâu.
Chú ý tới các từ đưa ra ý kiến trong bài đọc
Mục đích đọc hiểu chính là hiểu gốc rễ điều mà tác giả muốn gửi gắm trong bài đọc. Vì vậy, những phần nội dung thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả rất quan trọng. Đặc biệt là những câu chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.
Nếu có xuất hiện từ nối chỉ sự đối lập như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.
Bạn chú ý là từ nối chỉ sự đối lập như “tuy nhiên” hoặc “nhưng” như một cách thay đổi cả một mạch văn. Nội dung tác giả muốn diễn đạt vẫn là như vậy nhưng thể hiện ý tưởng, luận điểm của tác giả. Chình vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung quan trọng và là đáp án cho một trong những câu hỏi của bài đọc.
Chú ý các đoạn văn có dạng định nghĩa
Đoạn văn định nghĩa như phần mở đầu cho phần nội dung sau đó. Các đoạn tiếp theo sẽ có nội dung triển khai ý của đoạn văn định nghĩa đó. Đoạn văn định nghĩa có thể là định nghĩa điều gì đó hoặc từ gì đó theo từ điển, hoặc cũng có thể định nghĩa theo quan điểm của tác giả.
Bài đọc hiểu tiếng Nhật không khó nếu bạn biết cách làm hiệu quả
Mẹo làm bài tập dạng đúng-sai
Bước 1: Đọc kỹ những đáp án được cho.
Bước 2: Tìm từ khóa trong câu hỏi sau đó tìm đoạn văn tương ứng với câu hỏi đó. Trật tự thông thường của các câu hỏi sẽ theo trình tự bài đọc, vì vậy bạn nên “rà soát” kỹ câu trả lời trong từng đoạn.
Những chú ý đối với bài tập đúng - sai:
- Câu trả lời thường có bẫy bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa
- Phân tích các câu trả lời bạn cho là sai, gạch chân phần đó để làm phương pháp loại suy.
Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan xung quanh chỗ trống cần điền
Liên từ sử dụng để liên kết các mệnh đề hoặc cụm từ. Vì vậy, liên từ dùng trong câu phải giúp cho câu có quan hệ logic. Cách làm đối với dạng bài tập điền liên từ là bạn sẽ phải nắm bắt được nội dung của các đoạn xung quanh liên từ cần điền đó.
Nếu bài đọc sử dụng cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên chú ý đến B
Lại là một lần nữa bạn nên chú ý đến cách diễn đạt câu để hiểu được ý muốn truyền đạt của tác giả. Tất cả các cách diễn đạt trên đều cho thấy tác giả đang định nhắn đến người đọc quan điểm của chính mình. Khi đặt cạnh so sánh với A, tác giả muốn nổi bật B. Vậy thì B chính là quan điểm của tác giả và là điều bạn cần chú ý trong bài đọc.
Đó là tổng hợp những kinh nghiệm quý báu về mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Nhật Dynamic tin chắc sẽ rất hữu ích cho bạn. Chúc bạn đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Nhật nhé .